14/12/2021
Người thừa cân, béo phì có thể phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, và cũng phải đối mặt với việc giảm tuổi thọ và bị kỳ thị cao hơn so với người khác.
Tuy nhiên, béo phì cũng là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Bài viết này tập trung vào các bệnh lý tiêu hóa, gan mật thường gặp của béo phì.
Thừa cân và béo phì được WHO – Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể làm giảm sức khỏe. Hiện nay đã có rất nhiều tổ chức, hiệp hội đã tuyên bố “béo phì là một căn bệnh”. [1]
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng chia chiều cao bình phương, là một chỉ số thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người trưởng thành.
Trước đây, chúng ta thường lầm tưởng nguyên nhân chính là do thiếu ý chí trong việc lựa chọn chế độ ăn uống không phù hợp và lười vận động.
Thực tế, mất cân bằng năng lượng, một số tình trạng bệnh lý di truyền, nội tiết và một số loại thuốc. Các yếu tố rủi ro như tuổi tác, giới tính, thói quen và môi trường sống thay đổi. Tất cả đều có thể tăng nguy cơ thừa cân, béo phì
Béo phì đặc trưng bởi việc có sự rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột - được coi là cơ quan nội tiết liên quan đến việc duy trì cân bằng nội mô năng lượng và khả năng miễn dịch của vật chủ.
Chứng loạn khuẩn ruột làm thay đổi việc sản xuất các peptit đường tiêu hóa liên quan đến cảm giác no, thèm ăn, dẫn đến tăng lượng thức ăn và thay đổi sự trao chất và chuyển hóa trong cơ thể.[15]
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
Béo phì, đặc biệt là sự gia tăng vòng bụng làm dẫn đến bất thường cơ thắt thực quản dưới, làm tăng áp lực ổ bụng và thúc đẩy nguy cơ thoát vị hoành. Hơn nữa, béo phì cũng làm tăng tiếp xúc axit với thực quản.
Thể tích mỡ nội tạng (ngoài BMI), có liên quan chặt chẽ hơn với tăng nguy cơ mắc viêm thực quản ăn mòn. [2]
Bệnh nhân có u mỡ nội tạng trung tâm (hình quả táo) có nguy cơ phát triển viêm thực quản ăn mòn gấp 1.87 lần so với người kiểm soát cân nặng bình thường. [3]
Việc giảm cân, ngay cả giảm nhẹ cũng cho thấy sự cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản đáng kể.[4]
Barrett thực quản và ung thư thực quản
GERD và béo phì là những yếu tố nguy cơ cao. Barrett thực quản thường là hậu quả của GERD mãn tính.
Bệnh nhân có u mỡ nội tạng trung tâm có nguy cơ Barret thực quản cao hơn gấp 1.98 lần so với người kiểm soát cân nặng bình thường [3] và mỡ bụng là một yếu tố nguy cơ độc lập.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhên trên các bệnh nhân ung thư thực quản và Barret thực quản có đối chứng dân số đã chứng minh rằng nguy cơ ung thư thực quản và barret thực quản tăng 16% và 12% trên tăng 1 kg/m2 BMI.[5]
Sinh lý dạ dày và cơ chế điều hòa thần kinh bị thay đổi khi béo phì, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ các bất thường chức năng dạ dày là nguyên nhân hay hậu phả của béo phì.
Ảnh: Ngồn Internet
Bệnh lý rối loạn chức năng đường tiêu hóa
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng như đau bụng trên, tiêu chảy, đau ngực/ợ nóng, nôn, nôn khan, và việc bài tiết không hoàn toàn. Có thể do chướng bụng hoặc chậm lmaf rỗng dạ dày.
Trong khi các triệu chứng của đường tiêu hóa dưới như đau bụng dưới, đầy hơi, táo bón, phân cứng, đi tiêu không tự chủ, buồn nôn và đại tiện khó khăn không có liên quan nào với béo phì.[12]
Tiêu chảy cao hơn ở người béo phì có thể do một số cơ chế tiềm ẩn như thay đổi axit mật, quá trình tăng vận chuyển của đại tràng,tăng tính thấm niêm mạc hoặc tình trạng viêm ruột. Hoặc thuốc được sử dụng ở người béo phì cũng có thể gây tiêu chảy.
Ung thư dạ dày
Béo phì được coi là yếu tố tiền viêm và tiền ung thư, và được công nhận là một yếu tố quan trọng trong bệnh ung thư.
Mối liên hệ giữa này vẫn chưa được xác định rõ ràng và đang còn nhiều tranh luận, nhưng béo phì là yếu tố có thể điều chỉnh, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. [11]
U tuyến và ung thư đại trực tràng.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với u tuyến và ung thư đại trực tràng.
Béo bụng và hội chứng chuyển hóa là những yếu tố dự báo u tuyến đại trực tràng mạnh hơn BMI. [6]
Cứ tăng chỉ số BMI 5kg/m2 thì nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 18%. [13]
Tỷ lệ cao hơn ở nam giới, ít hơn ở nữ giới. Điều này có thể do tác dụng bảo vệ của estrogen hoặc do sự khác biệt của phần bố mô mỡ, vì tỷ lệ mỡ nội tạng ở nam giới nhiều hơn ở phụ nữ.
Gan là trung tâm điều hòa chất dinh dưỡng và béo phì thường liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu ở người béo phì cao gấp 4.6 lần và có tới 74% người béo phì bị gan nhiễm mỡ.[7]
Thứ nhất, béo phì dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan dẫn đến gan nhiễm mỡ. Thứ hai béo phì gây ra viêm, hoại tử tế bào gan, có thể dẫn tới xơ hóa tiến triển và xơ gan.
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)
Béo phì và gan nhiễm mỡ không do rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan, loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất.
Nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan C mãn tính tăng ở bệnh nhân thừa cân và béo phì.[8]
Hơn nữa, tính trạng béo phì dẫn đến tiến lượng xấu, ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cũng như giảm sự sống còn của bệnh nhân.
Axit mật đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ chất béo.
Béo phì là yếu tố nguy cơ nổi tiếng của sỏi cholesterol (chứa hơn 50% cholesterol) và khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến sỏi mật và cắt túi mật. Béo phì điều chỉnh sự chuyển hóa lipid và hormone nội sinh, rối loạn chức năng túi mật, tăng calci huyết, tăng nguy cơ sỏi mật và ung thư túi mật. [9]
Thừa cân béo phì trong thời kỳ đầu trưởng thành có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn và bệnh khởi phát ở độ tuổi trẻ hơn. Béo phì ở độ tuổi lớn hơn có liên quan đến tỷ lệ sống thấp hơn ở bệnh nhân ung thư. [10]
Ngoài ra cứ tăng thêm 10cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng thêm 11%. [14]
Tóm lược
Bạn nên theo dõi chỉ số BMI và vòng eo thường xuyên, đặc biêt là chú ý đến tình trạng tăng mỡ bụng của mình.
Ảnh: Nguồn Internet
Giảm cân đã được khuyến khích để phòng chống nhiều bệnh lý, trong đó có cả ung thư trên toàn thế giới.
Hiện nay, rất dễ dàng để tìm thấy những phương pháp giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần đủ tỉnh táo để lựa chọn một phương pháp phù hợp và kiên trì thực hiện.
Mặt khác, như một biện pháp phòng ngừa hãy cố gắng tránh tăng cân hơn là phải xử lý hậu quả của thừa cân và béo phì.
Tài liệu tham khảo: