13/12/2021
Đau thần kinh tọa (hay còn gọi là đau thần kinh hông to ) là một hội chứng bệnh thường gặp trong đau cột sống thắt lưng-cùng do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt, lao động và chất lượng sống của người bệnh. Triệu chứng chính của đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, phân nhánh từ thắt lưng cùng qua hông, mông và xuống mỗi chân. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, tuy nhiên có trường hợp đau cả hai bên.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương với những mức độ khác nhau như khi đĩa đệm bị thoát vị, thoái hóa cột sống hoặc hẹp ống sống chèn ép một phần dây thần kinh, gây ra viêm, đau và thường có tê ở bên chân bị chèn ép.
Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính, mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng đa số các ca bệnh có thể điều trị bằng phương pháp dùng thuốc và bảo tổn trong vài tuần. Tuy nhiên có một số trường hợp bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng có liên quan đến chèn ép tủy, hẹp ống sống gây yếu chân và rối loạn cơ tròn có thể phải can thiệp phẫu thuật để giải phóng các chèn ép vào dây thần kinh tọa.
Dấu hiệu của đau thần kinh tọa điển hình là cơn đau từ cột sống thắt lưng-cùng lan đến mông và xuống mặt sau của đùi, cẳng chân . Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu tê bì hầu như ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, Bệnh nhân có thể xuất hiện cơn đau sau khi bưng xách vật nặng, xoay vặn cột sống đột ngột hay sau các tư thế sai trong lao động , sinh hoạt hoặc thể dục, thể thao
Mức độ cơn đau thần kinh tọa có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến cảm giác đau nhói, bỏng rát, tê bì hoặc đau dữ dội hoặc như điện giật. Cơn đau có thể nặng hơn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, và khi thay đổi tư thế. Một số người còn bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân, có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở phần khác.
Cơn đau thần kinh tọa có thể xuất hiện đột ngột và diến biến cấp tính ngay sau chấn thương vùng cột sống hoặc tiến triển từ từ và có thể tái phát từng đợt.
Đau thần kinh tọa mức độ nhẹ thường ổn định dần theo thời gian . Người bệnh phải đến khám bác sỹ ngay nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm giảm được các triệu chứng hoặc nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần, hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn:
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là do đĩa đệm thoát vị ở cột sống hoặc do xương phát triển quá mức (gai xương-thoái hóa) trên đốt sống hoặc do thân đốt sống bj lún, xẹp ( do chấn thương, loãng xương...). Hiếm gặp hơn, dây thần kinh tọa có thể bị khối u chèn ép (khối u lành tính hoặc ác tính).
Các yếu tố nguy cơ của đau thần kinh tọa bao gồm: tuổi (thoái hóa cột sống, thoái hóa hóa đĩa đệm ở người cao tuổi như đĩa đệm thoát vị và gai xương, là những nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.). Béo phì ( trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng áp lực lên các đốt sống, đĩa đện có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa). Nghề nghiệp (các công việc liên quan đến mang vác nặng, xoay vặn cột sống nhiều, ngồi lâu , ít vận động...). Các bệnh lý mạn tính (loãng xương, tiểu đường....)
nguồn ảnh: internet
Đối với hầu hết mọi người, đau thần kinh tọa mức độ nhẹ đều đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà
nguồn: shutterstock
Nếu cơn đau của bạn không cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị sau đây:
+ Thuốc: Các loại thuốc có thể được kê đơn cho cơn đau thần kinh tọa bao gồm:
• Thuốc chống viêm không steroid (Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib, Aterocoxib….)
• Thuốc giãn cơ: Tolperisone (Mydocalm*) hoặc Eperisone (Myonal*)
• Thuốc giảm đau thần kinh
• Thuốc vitamin nhóm B, mecobalamin (Methycobal)
• Tiêm steroid: Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm thuốc corticosteroid vào khu vực xung quanh rễ thần kinh liên quan.
+ Can thiệp phẫu thuật chỉ định cho trường hợp dây thần kinh bị chèn ép tủy sống và rễ thần kinh nhiều gây mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang hoặc khi bạn bị đau nặng dần hoặc không cải thiện bằng các liệu pháp khác. Bác sĩ phẫu thuật có thể giải phóng các nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh tọa
Kết luận:
Không phải lúc nào người bệnh cũng có thể ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế đau thần kinh tọa nhờ các biện pháp bảo vệ sống thắt lưng:
Tài liệu tham khảo:
1. Webside https://www.mayoclinic.org/
2. Delgado-López PD, Rodríguez-Salazar A, Martín-Alonso J, Martín-Velasco V. [Lumbar disc herniation: Natural history, role of physical examination, timing of surgery, treatment options and conflicts of interests]. Neurocirugia (Astur). 2017 May - Jun;28(3):124-134.
3. Hong X, Shi R, Wang YT, Liu L, Bao JP, Wu XT. Lumbar disc herniation treated by microendoscopic discectomy : Prognostic predictors of long-term postoperative outcome. Orthopade. 2018 Dec;47(12):993-1002.
PGS.TS.BS Trần Thị Minh Hoa
Khoa khám bệnh - Đại học Y Hà Nội