Yêu bao tử

NHỮNG THAY ĐỔI GIÚP CẢI THIỆN BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY

09/11/2021

Lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị trào ngược dạy dày thực quản (GERD) và ngăn ngừa GERD tái phát. 

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không dùng thuốc, bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống – thay đổi một lối sống đang ngày càng được chú ý hơn. Vì đôi khi chỉ một thay đổi nhẹ, có thể giúp bạn giảm hoàn toàn triệu chứng của bệnh. 

Bài viết này thu thập những lối sống có thể làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược để phòng tránh và thay đổi, cũng như một vài lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng trào ngược của mình. 

Phong cách sống làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc tăng nguy cơ trào ngược. 

Người ăn nhiều chất béo 

Một kết quả rõ ràng cho thấy ở người ăn nhiều chất béo thì nguy cơ mắc trào ngược tăng lên gấp 7.568 lần.  

Những chất béo được chỉ ra bao gồm: thức ăn chiên, thức ăn nhiều dầu mỡ, chế độ ăn nhiều chất béo, axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và tổng chất béo. 

Ở người béo phì (đặc biệt là ở người béo bụng) các yếu tố liên quan đến trào ngược cũng nặng nề hơn so với ở người có cân nặng bình thường. 

Lời khuyên: Khi bạn chưa tìm được một danh sách đồ ăn phù hợp với mình. Bắt đầu bằng cách gia giảm thức ăn béo theo từng bữa ăn hàng ngày. Khi bạn hơi thừa cân hãy giảm cân. 

Người bỏ ăn sáng, ăn cơm muộn và ăn đêm  

Người bỏ ăn sáng, nguy cơ mắc GERD tăng gấp 2.7 lần 

Theo một phân tích tổng hợp năm 2021, ở người ăn đêm nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản tăng gấp 5.08 lần so với người không ăn đêm. 

Và, người ăn trễ (tức là thời gian từ khi ăn đến khi ngủ dưới 3 giờ) thì nguy cơ bị trào ngược tăng gấp 7.45 lần. 

Lời khuyên: Vậy nên hãy ăn tối cách giấc ngủ ít nhất khoảng 3 giờ, để thức ăn có thời gian tiêu hóa và ra khỏi dạ dày của bạn. nồng độ axit dạ dày cũng giảm xuống trước khi bạn đưa chính cơ thể của mình nằm xuống – vị trí dễ bị ợ chua. 

Thói quen ăn uống 

Người ăn nhanh: Người ăn nhanh tăng nguy cơ gấp 4.06 lần. 

Lời khuyên: Hãy ăn chậm một chút. Dành thời gian để thưởng thức bữa ăn của bạn. 

Người ăn thêm sau khi đã ăn no 

Một bữa ăn lớn hoặc quá no sẽ làm dạ dày rỗng từ từ và gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Trên thực tế, người ăn thêm sau khi ăn đã no làm tăng nguy cơ trào ngược gấp 2.85 lần. 

Lời khuyên: Tránh ăn quá no, đặc biệt là vào cuối ngày. Thói quen sau bữa ăn nên ngồi hoặc đi bộ sau ăn thay vì nằm xuống có lợi hơn cho người bệnh trào ngược. 

Người ăn đồ ăn cay nóng  

Bước đầu tiên để giảm GERD thường là hạn chế thức ăn gây trào ngược. Những thức ăn ta cần tránh bao gồm thức ăn dễ gây kích thích như sô cô la, cà phê, đồ chiên, đồ cay nóng... 

Khi ăn thức ăn quá nóng làm tăng nguy cơ mắc GERD 1.81 lần 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra các đồ ăn có tính axit như họ cam quýt, cà chua... có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến trào ngược. 

Đồ ăn cay: chất capsaicin trong đồ ăn cay như ớt làm tăng áp lực thực quản cơ cơ thắt thực quản dưới, co thắt thực quản và tốc độ dẫn truyền ở người khỏe mạnh, khi độ cay càng tăng lên, tác động lên thực quản trở nên đáng kể hơn.

Các yếu tố khác như thuốc lá, rượu và tình trạng tâm lý kém... 

Làm tăng nguy cơ trào ngược từ 1.2 đến 1.3 lần. 

Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới. 

Rượu, bia những thay đổi bệnh lý liên quna đến trào ngược và Barret thực quản là do sực kích hoạt các con đường viêm bởi các chất trào ngược, dẫn đến tổn thương niêm mạc. 

Ngoài những yếu tố nguy cơ nổi bề mặt, thì những yếu tố nguy cơ hành vi đối với các bệnh không lây nhiễm còn có sự khác nhau về tình trạng kinh tế xã hội, nghề nghiệp... và từ đó cũng  hình thành những thói quen ăn uống và lối ống khác nhau. Ví dụ: nhóm có thu nhập thấp thường hút thuốc và uống rượu, bia nhiều hơn, trong khi đó ở người có thu nhập cao tiêu thụ nhiều chất béo, muối và thực phẩm chế biến sẵn... 

Lời khuyên: Nếu bạn thấy căng thẳng sau một ngày làm việc dài hãy thử thư giãn bằng nhiều cách khác như thể dục, đi bộ, thiền, các bài tập thở... thay vì tìm uống một ly rượu. 

Lối sống giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược. 

Người tập thể thao trên 30 phút  

Thể dục có lợi cho sức khỏe và cũng có lợi cho người bệnh trào ngược, tuy rằng chưa có nghiên cứu liên quan cụ thể về loại thể dục nào và mức độ tập luyện phù hợp nhất để giảm trào ngược. 

Tuy nhiên đã có nghiên cứu cho thấy người tập thể thao hơn 30 phút (> 3 lần/tuần) làm giảm nguy cơ trào ngược đến 30% 

 

Lời khuyên: Tiếp tục vận động và tập thể dục, có thể khởi đầu nhẹ nhàng với bộ môn chạy bộ là một gợi ý tốt. (Ảnh: Internet)

Người ăn chay  

Chế độ ăn chay là chế độ ăn loại bỏ thịt từ tất cả các nguồn. Bao gồm thức ăn từ ngũ cốc, các loại đậu, trái cây, rau và dầu thực vật có thể bao gồm hoặc không bao gồm các sản phẩm từ sữa hoặc trứng. 

Theo nghiên cứu mới 2021, người ta thấy rằng các triệu chứng trào ngược ít nghiêm trọng hơn ở người ăn chay so với người không ăn chay (tỷ lệ 3% so với 12,8%) và nguy cơ tăng trào ngược cũng như trào ngược thường xuyên ở người không ăn chay cao gấp 2.17 và 4 lần. 

Trong phân tích tổng hợp năm 2021, chế độ ăn chay có thể giảm nguy cơ trào ngược dạ dày lên đến 66%.  

Lời khuyên: Có thể đơn giản bắt đầu từ việc thêm nhiều rau, trái cây hơn vào thực đơn hàng ngày của bạn và gia đình. 

 

Nhìn chung, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bện lý mãm tính của hệ tiêu hóa do nhiều yếu tố và nhiều con đường khác nhau gây ra. Chế độ ăn, lối sống và trạng thái tinh thần đều được quan sát thấy có sự tương quan với GERD và các loại trào ngược khác. 

Bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình. 

Thay đổi một lối sống có nghĩa là ta có thể thay đổi những thứ chúng ta có quyền kiểm soát, bắt đầu từ những điều nhỏ như một bữa ăn tốt cho sức khỏe, một bài thể dục mỗi ngày... đôi khi chỉ chút thay đổi trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bạn làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. 

 

Tài liệu tham khảo: 

  1. Zhang, M., Hou, Z. K., et al. (2021). Dietary and Lifestyle Factors Related to Gastroesophageal Reflux Disease: A Systematic Review. Therapeutics and Clinical Risk Management, 17, 305. https://doi.org/10.2147/TCRM.S296680  
  2. Wenzl, E. M., et al. (2021). Low prevalence of gastroesophageal reflux symptoms in vegetarians. Indian Journal of Gastroenterology, 40(2), 154-161. https://doi.org/10.1007/s12664-021-01156-w  

 

 

Chia sẻ: