Yêu bao tử

BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (GERD): NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

01/11/2021

1. Khái niệm:  

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng trào ngược của các chất trong dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng và/hoặc biến chứng phiền toái. 

2. Phân loại:  

Viêm thực quản ăn mòn: Có triệu chứng và có tổn thương thực quản trên nội soi 

Bệnh trào ngược không ăn mòn - đặc trưng bởi sự hiện diện của các triệu chứng phiền toái của GERD mà không có tổn thương niêm mạc thực quản. 

3. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. 

Nguyên nhân: 

  • Cơ thắt thực quản dưới 
  • Góc His và Valve tâm vị 
  • Cơ chế pinchcock của cơ hoành 

Các yếu tố khác như: nhu động tự nhiên của thực quản, nước bọt, dịch do tuyến thức quản tiết ra.     

Yếu tố thuận lợi 

  • Thoát vị khe hoành 
  • Béo phì 
  • Uống rượu. 
  • Hút thuốc. 
  • Giới tính nam > nữ. 
  • Chủng tộc, tuổi, phụ nữ có thai, stress… 

4. Biểu hiện lâm sàng 

Các triệu chứng cổ điển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nóng rát sau xương ức và ợ chua. 

Bệnh GERD ngoài thực quản. 

Ho kéo dài 

Có thể do các nguyên nhân như hen phế quản, viêm phế quản mạn, viêm xoang và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. 

  • GERD có thể là nguyên nhân hoặc kết hợp  
    • Bệnh lý răng miệng 
    • Bệnh lý tai mũi họng. 
    • Bệnh lý hô hấp. 
    • Cơn ngừng thở khi ngủ 
  • Viêm họng do trào ngược  
    • Có thể có đau họng, khan tiếng, loạn cảm họng, nuốt vướng, nuốt đau… 

Hen phế quản. 

Đau ngực không do tim 

5. Các xét nghiệm 

Mục tiêu để chẩn đoán phân biệt, xác định chẩn đoán GERD và đánh giá các biến chứng ví dụ: 

Barrett thực quản hay chẩn đoán nguyên nhân. 

5.1 Nội soi đường tiêu hóa trên 

  • Chỉ định:  Nội soi dạ dày thực quản trên được chỉ định ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc GERD để đánh giá các đặc điểm báo động hoặc hình ảnh bất thường nếu bệnh nhân không được thực hiện trong vòng ba tháng qua. Nội soi tiêu hóa trên cũng nên được thực hiện để tầm soát Barrett thực quản ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. 
  • Phân loại mức độ nghiêm trọng của viêm thực quản - Viêm thực quản ăn mòn được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của nó để hướng dẫn xử trí. Một số phân loại nội soi đã được đưa ra. Trong số này, phân loại Los Angeles là phân loại được đánh giá kỹ lưỡng nhất cho bệnh viêm thực quản và được sử dụng rộng rãi nhất. 
    • Phân loại Los Angeles - Phân loại Los Angeles phân loại mức độ nghiêm trọng của viêm thực quản theo mức độ bất thường của niêm mạc. 

Độ A - Một hoặc nhiều trợt ≤5 mm 

Độ B - Ít nhất một trợt dài> 5 mm 

Độ C - Ít nhất hai trợt dài >5mm ở hai đỉnh nếp niêm mạc liên tiếp nhưng không vượt quá 75 % chu vi  

Độ D – Tổn thương trợt niêm mạc >75% chu vi thực quản 

 

  • Phân loại Savary-Miller - Phân loại Savary-Miller điều chỉnh 

Độ I - Một hoặc nhiều tổn thương trợt dài, tách rời nhau. 

Độ II - Nhiều trợt không có dạng tròn nhưng không chiếm hết chu vị. 

Độ III - trượt chiếm hết chu vi. 

Độ IV - Các biến chứng mãn tính như loét sâu, hẹp. 

Độ V : Berrett thực quản 

 

  • Đo áp lực thực quản  -  Ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc GERD với đau ngực và / hoặc khó nuốt và nội soi trên bình thường, nên thực hiện đo áp lực thực quản để loại trừ rối loạn nhu động thực quản. 
  • Theo dõi pH thực quản: Theo dõi pH cũng được sử dụng để xác định chẩn đoán GERD ở những người có các triệu chứng dai dẳng (cho dù điển hình hay không điển hình, đặc biệt nếu thử nghiệm PPI hai lần mỗi ngày không thành công) hoặc để theo dõi mức độ điều trị đầy đủ ở những người bị tiếp tục các triệu chứng. 
  •  Chụp X quang  -  Chụp thực quản có uống baris biện pháp này hạn chế trong chẩn đoán bệnh nhân GERD. 

6. Chẩn đoán 

  • Bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển  -  Việc chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường có thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở những bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển như ợ chua và / hoặc nôn trớ . Mặc dù 40 đến 90% bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý GERD có đáp ứng triệu chứng với thuốc ức chế bơm proton (PPI), nhưng đáp ứng với liệu pháp kháng tiết acid không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán. 
  • Bệnh nhân không có triệu chứng cổ điển  -  Các triệu chứng khác (ví dụ: đau ngực, ho mãn tính, khàn giọng, thở khò khè và buồn nôn) có thể gặp trong bệnh cảnh GERD, nhưng không đủ để chẩn đoán lâm sàng GERD nếu không có các triệu chứng cổ điển của chứng ợ nóng và nôn trớ. Các rối loạn khác cần được loại trừ trước khi quy các triệu chứng vào GERD. Ví dụ, đau ngực không rõ nguyên nhân nên được đánh giá bằng điện tâm đồ và kiểm tra gắng sức trước khi đánh giá bệnh đường tiêu hóa. 

7. Điều trị.  

Nguyên tắc chung 

  • Thay đổi hành vi lối sống 
  • Điều trị bằng thuốc 
  • Nội soi can thiệp 
  • Ngoại khoa 

Các biện pháp thay đổi điều chỉnh hành vi và lối sống và chế độ ăn uống sau  

  • Giảm cân cho bệnh nhân GERD thừa cân hoặc tăng cân gần đây. 
  • Nâng cao đầu giường ở những người có triệu chứng về đêm hoặc về thanh quản (ví dụ: ho, khàn giọng, hắng giọng).  
  • Loại bỏ có chọn lọc các yếu tố kích thích (caffeine, sô cô la, thức ăn cay, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, đồ uống có ga và bạc hà) 
  • Bỏ thuốc lá 

Điều trị bằng thuốc 

  • PPI là thuốc điều trị hiệu quản nhất là first line therapy với cả hai nhóm GERD và NERD. Nên bắt đầu với liều tiêu chuẩn 01 lần/ ngày.  
  • Rabeprazole (Pariet 20mg) tác dụng sinh học gần như không bị ảnh hưởng bởi kiểu gen của CYP2C19. 
  • Các PPI khác omeprazole, Lansoprazole, pantoprazole 
  • Nhóm thuốc tăng cường vận động như Mosapride, itopride 
  • Nhóm H2 blocker 
  • Nhóm trung hòa acid bọc niêm mạc Alginate như Gaviscon vừa có tác dụng màng bọc và có thể triệt tiêu hiện tượng acid pocket – túi acid sau ăn.  
  • Cả nhóm H2 blocker và nhóm trung hòa acid bọc niêm mạc   
  • làm giảm triệu chứng tức thì nhanh hơn PPI nhưng hiệu quả điều trị ổn định lâu dài chưa được kiểm chứng. 
  • Một số trường hợp đặc biệt GERD khó điều trị có thể phối hợp các thuốc điều trị trầm càm. 
  • Các bệnh lý cần chú ý khác như viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, co thắt tâm vị. 
  • Bệnh da liễu tự miễn có tổn thương thực quản cần điều trị nguyên nhân. 

Điều trị nội soi can thiệp 

  • Thủ thuật STRETTA  
  • Thủ thuật  Enteryx injection ( implant technique) 
  • Phương pháp khâu nội soi Endocinch 
  • Phương pháp Gatekeeper  

Ngoại khoa 

  • Phẫu thuật Laparoscopic – Collis – Nissen - Fundoplication 
  • Phẫu thuật để tăng cơ vòng thực quản dưới (LINX) 

 

THs. BS. Nguyễn Thị Cẩm Tú 

Bệnh viện Vinmec 

Tài liệu tham khảo: 

  1. Vakil, N., et al. (2006). The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. Official journal of the American College of Gastroenterology| ACG, 101(8), 1900-1920. https://doi.org/10.1111/j.1572-0241.2006.00630.x  
  2. Mori, A., et al. (2011). Unsedated transnasal ultrathin esophagogastroduodenoscopy may provide betterdiagnostic performance in gastroesophageal reflux disease. Diseases of the Esophagus, 24(2), 92-98. https://doi.org/10.1111/j.1442-2050.2010.01098.x  

 

Chia sẻ: