Yêu bao tử

BÉO PHÌ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN BỆNH TRÀO NGƯỢC

27/09/2021

Tỷ lệ béo phì và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đã tăng đáng kể trong 30 năm qua.  

Các cơ chế sinh lý bệnh khác nhau đã được xác định để giải thích mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và GERD, nhưng các cơ chế chỉnh xác mà béo phì gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì vẫn chưa xác định được rõ ràng. 

Giới thiệu: 

Béo phì là một tình trạng bệnh lý phức tạp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Hiệp hội nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ coi béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng trào ngược axit và ợ nóng thường xuyên. 

Khi không được điều trị, GERD gây ra gánh nặng triệu chứng cho bệnh nhân, chất lượng cuộc sống kém liên quan đến sức khỏe, các biến chứng được công nhận của GERD bao gồm Barret thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản.  

Béo phì được xác định như thế nào? Cách kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) 

BMI là một phép đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao (mét) và cân nặng cơ thể (kg) áp dụng cho cả nam và nữ trưởng thành.  

BMI = cân nặng / (chiều cao x 2) 

  • Thiếu cân: BMI ≤ 18.5 
  • Cân nặng bình thường: BMI = 18.5 – 24.9 
  • Thừa cân: BMI 25 – 29.9 
  • Béo phì: BMI ≥ 30 

Sinh lý bệnh giải thích cơ chế tại sao béo phì gây ra viêm trào ngược dạ dày thực quản? 

Một số cơ chế cơ bản đã được đề xuất chịu trách nhiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa béo phì và GERD. 

1. Một trong những cơ chế quan trọng là thoát vị gián đoạn ở người béo phì, dẫn đến các triệu chứng GERD

Thoát vị Hiatal làm trầm trọng thêm các triệu chứng GERD bằng cách giảm áp lực ở cơ thắt thực quản dưới (LES – nhóm cơ ở đáy thực quản mở ra khi thức ăn được nuốt và đi vào dạ dày và đóng lại để giữ cho chất trong dạ dày ở đúng vị trí). Áp lực LES thấp sẽ tạo điều kiện cho các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ chua, cảm giác đau do axit gây kích thích ngược lên thực quản.  

Mối quan hệ giữa BMI và áp lực của cơ thắt thực quản dưới đã được thực hiện, thấy rằng có tỷ lệ nghịch giữa BMI và áp lực LES.  

Cơ chế mà béo phì dẫn đến sự phát triển của thoát vị hoành có thể là thứ phát sau sự gia tăng áp lực ổ bụng buộc lòng dạ dày đi qua một vị trí yếu trong cơ hoành. 

2. Tăng áp lực bụng

Tự tăng áp lực ổ bụng trong trường hợp không có thoát vị gián đoạn, là một cơ chế khác được đề xuất cho sự phát triển của GERD liên quan béo phì. Một nghiên cứu đã chứng minh ở bệnh nhân béo phì thường rối loạn vận động đường tiêu hóa do tăng áp lực dạ dày thực quản và làm chậm thời gian vận chuyển qua thực quản so với người không béo phì. 

3. Mối quan hệ giữa béo phì và GERD liên quan đến chế độ ăn uống.   

Việc hấp thu thức ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ cản trở quá trình bài tiết các hormone như hormone tiêu hóa chất béo và protein hoặc hormone ức chế sự thèm ăn, dẫn đến giãn cơ thắt thực quản dưới (LES). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sô cô la, rượu và lượng caffein gia tăng giãn của cơ thắt thực quản dưới (LES) làm gia tăng các triệu chứng GERD thứ phát. 

Cuối cùng, có khả năng là không có cơ chế duy nhất nào chịu trách nhiệm cho sự phát triển của GERD ở người béo phì hơn là sự phối hợp giữa những cơ chế khác nhau tạo thành một quá trình sinh lý bệnh thuận lợi cho sự phát triển của các triệu chứng GERD. 

Béo phì vùng bụng 

Béo phì vùng bụng (được đo bằng đường kinh vùng bụng) đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ cụ thể của Barret thực quản. 

Cơ chế gia tăng béo bụng dẫn đến Barret thực quản: Ngoài áp lực cơ học. Mô mỡ tăng lên dẫn đến tăng leptin và yếu tố hoại tử khối u α, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Barret thực quản cao hơn. Tăng mô mỡ cũng có liên quan nghịch với mức adiponectin, chất bảo vệ cho sự phát triển của Barret thực quản. 

Những phát hiện gần đây chỉ ra rằng: 

  • Chu vi vòng eo lớn không phụ thuộc vào BMI, có liên quan độc lập đến Barret thực quản, trong khi mối liên quan giữa BMI và Barret thực quản biến mất sau khi điều chỉnh đường kinh bụng. 
  • Béo bụng được làm tăng nguy cơ Barret thực quản, trong khi béo phì cơ mông lại có tác dụng bảo vệ 
  • Một nghiên cứu khác sử dụng hình ảnh cắt lớp vi tính vùng bụng đã chứng minh được rằng lượng mô mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ mắc Barret thực quản nhiều hơn, không phải mô mỡ dưới da làm tăng nguy cơ mắc Barret thực quản. 

Triệu chứng GERD ở bệnh nhân béo phì 

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở bệnh nhân béo phì tương tự như bệnh nhân không béo phì. 

Các triệu chứng được biết đến phổ biến nhất, bao gồm: 

  • Ợ nóng 
  • Nôn trớ 
  • Có vị chua hoặc đắng trong miệng 
  • Ứa nước bọt 
  • Khó nuốt 

Những biểu hiện không điển hình khác của GERD như biểu hiện tại thực quản (khàn giọng, khó nói, đau, rát họng…) và đau ngực, là một biểu hiện không điển hình phổ biến của GERD được mô tả như một cơn ép/ nóng rát bên trong, lan ra sau lưng cổ, gây ra cơn đau đáng kể. 

Giảm cân và GERD 

Một nghiên cứu khảo sát hơn 44.997 người tại Na Uy phát hiện rằng việc giảm cân phụ thuộc cân nặng có liên quan đến việc giảm các triệu chứng. 

Nghiên cứu thuần tập tiền cứu trên 332 người trưởng thành béo phì, tham gia giảm cân theo kế hoạch cho thấy khi người bệnh giảm trung bình 13kg thì tỷ lệ mắc GERD giảm từ 37% xuống 15% với giảm triệu chứng GERD ở 81% bệnh nhân. 

Trong một nghiên cứu ở 37 bệnh nhân bị GERD có chỉ số BMI>23 và các bệnh nhân được tư vấn chế độ ăn uống (không phải là một phương pháp giảm cân được thiết kế). Ở 27 bệnh nhân giảm cân, họ giảm trung bình 4kg và giảm 75% các triệu chứng so với ban đầu. 

Tóm lại 

Béo phì là một yếu tố quan trọng không chỉ liên quan đến sự phát triển của triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản mà còn có thể gây ra các biến chứng của GERD như viêm thực quản ăn mòn, Barret thực quản và ung thư biể mô tuyến thực quản. 

Việc giảm cân dường như giúp bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng của GERD. Khi bạn bị béo phì và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này kết hợp cùng phương pháp điều trị hiện tại để cải thiện nhiều hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản của mình.  

DS. Đàm Thị Nga

Tài liệu tham khảo:  

  1. Chang, P., & Friedenberg, F. (2014). Obesity and GERD. Gastroenterology Clinics, 43(1), 161-173. 
  2. Fass, O. (2016). Obesity and Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Bariatric Times, 13(5), 10-15. 
  3. Understanding Gastroesophageal Reflux Disease. American Society for Gastrointestinal Endoscopy. Reviewed and Updated September 09.  
  4. Calculate Your Body Mass Index. National Heart, Lung, and Blood Institute. 

 

Chia sẻ: