12/10/2021
Lưu Thị Minh Huế1, Đào Việt Hằng1,2,3
1Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội
3Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội
Khó tiêu chức năng nằm trong nhóm bệnh lý rối loạn chức năng đường tiêu hóa với hai nhóm biểu hiện chính là đau, nóng rát thượng vị và đầy bụng, mau no sau ăn. Đây không phải bệnh lý có tổn thương thực thể nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tỉ lệ khó tiêu chức năng trên thế giới vào khoảng 5-11%. Hiện nay nguyên nhân và cơ chế dẫn đến rối loạn khó tiêu chức năng còn chưa được hiểu rõ. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
Chẩn đoán khó tiêu chức năng dựa trên việc loại trừ các bệnh lý và rối loạn khác. Các phương pháp thăm dò thường dùng để loại trừ các tổn thương thực thể thường gặp như là: nội soi đường tiêu hóa trên, kiểm tra vi khuẩn Helicobacter Pylori, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu v.v..
Sau khi loại trừ các bệnh lý thực thể và các rối loạn khác, khó tiêu chức năng được chẩn đoán khi có ít nhất một trong 4 triệu chứng chính. Trong đó các triệu chứng có biểu hiện trong 3 tháng gần đây nhất và khởi phát trên 6 tháng, mức độ biểu hiện của triệu chứng phải đủ nặng gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày:
Một số triệu chứng báo động, gợi ý người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sơ y tế để tránh bỏ sót các tổn thương thực thể, đặc biệt là loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày như nuốt nghẹn, nuốt khó, giảm cân không dự định, nôn máu, đi ngoài phân đen, nôn dai dẳng. Những trường hợp bệnh nhân trên 60 tuổi cũng cần được tầm soát.
Khó tiêu chức năng có thể biểu hiện chồng lắp với triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa khác như trào ngược dạ dày thực quản, liệt dạ dày, hội chứng ruột kích thích v.v.. Do vậy việc chẩn đoán và tối ưu hóa điều trị đặt ra nhiều thách thức.
“Khó tiêu chức năng” bao gồm 2 thể chính đó là “Hội chứng đau thượng vị” với biểu hiện ưu thế là đau, nóng rát vùng thượng vị và tần suất triệu chứng ít nhất 1 lần/tuần và “Hội chứng khó chịu sau ăn” với biểu hiện ưu thế là đầy bụng sau ăn và cảm giác nhanh no và tần suất triệu chứng ít nhất 3 lần/tuần. Hai thể bệnh sẽ có cách tiếp cận và quản lý điều trị ban đầu khác biệt.
Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn cư trú tại dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày và chứng khó tiêu. Nếu có tình trạng nhiễm HP, theo đồng thuận Kyoto, người bệnh sẽ được điều trị diệt trừ HP sau đó đánh giá lại mức độ cải thiện lâm sàng. Nếu sau diệt trừ HP, triệu chứng của người bệnh không được cải thiện, hoặc tái phát thì chẩn đoán là “Khó tiêu chức năng”. Nếu sau diệt trừ HP, triệu chứng được cải thiện và duy trì ít nhất 6 tháng thì chẩn đoán được xác định là “Khó tiêu liên quan đến vi khuẩn HP”. Việt Nam có tỉ lệ nhiễm HP cao do vậy đây là một trong những nguyên nhân cần loại trừ ở bệnh nhân có biểu hiện khó tiêu chức năng.
Điều trị khó tiêu chức năng hiện nay bao gồm các phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt và điều trị dùng thuốc. Trong quá trình quản lý điều trị bệnh lý này, một số khó khăn thường gặp bao gồm triệu chứng không đặc hiệu, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bệnh nhân kèm theo các rối loạn lo âu, trầm cảm.
FODMAP là thuật ngữ viết tắt của các carbohydrate chuỗi ngắn (oligosacarit lên men, disacarit, monosacarit và polyol) được hấp thu kém qua đường tiêu hóa từ đó gây ra các biểu hiện khó chịu của đường tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy và đau bụng...Chế độ ăn có hàm lượng FODMAP thấp có thể áp dụng với người bệnh khó tiêu chức năng để giảm các triệu chứng đầy bụng, nhanh no, tuy nhiên hiệu quả của chế độ ăn này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Một số thực phẩm thuộc nhóm thấp FOPMAP tốt cho người bệnh khó tiêu chức năng
Một số thực phẩm thuộc nhóm FOPMAP cần hạn chế ở người bệnh khó tiêu chức năng
TS. BS. Đào Việt Hằng
Tài liệu tham khảo